Gỗ MDF - MFC - HDF là gì? Ưu & nhược điểm và Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Gỗ ép – ván ép MDF, MFC, HDF – 5 Ưu nhược điểm và Ứng dụng trang trí nội thất

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng vật liệu phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất thì các vật liệu xây dựng mới lần lượt ra đời. Theo dòng chảy lịch sử từ các vật liệu thô sơ như đá, đất sét, rơm được dùng xây nhà, trang trí. Và cho đến ngày nay đến các vật liệu cao cấp, có độ thẩm mỹ hoàn thiện cao hơn như: gạch, sơn nước, giấy dán tường, sơn hiệu ứng,…Đặc biệt trong số đó các loại gỗ ép công nghiệp đang được ưa chuộng dùng nhiều cho thiết kế nội thất. Cùng Sơn hiệu ứng Waldo tìm hiểu về các loại sản phẩm ván gỗ công nghiệp hiện nay như: MDF, MFC, HDF.

CÁC LOẠI VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP

Hình 1. Gỗ công nghiệp đang là sản phẩm ưa chuộng hiện nay
Nguồn: Pinterest

Gỗ ép công nghiệp là gì?

Gỗ ép công nghiệp (Wood – Based Panel), còn được gọi là ván ép công nghiệp hay ván gỗ công nghiệp, là sản phẩm đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Gỗ ép công nghiệp là sản phẩm tạo nên bề mặt gỗ tự nhiên, được ứng dụng làm thành nhiều vật liệu nội thất trang trí như: tủ, bàn, ghế,… Đây là sản phẩm được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong ngành trang trí nội thất, sử dụng rộng rãi cho nhiều công trình như: nhà mẫu, resort, khách sạn, biệt thự, chung cư, nhà dân,…

Sự khác biệt giữa gỗ ép công nghiệp và gỗ tự nhiên

Hình 2. Gỗ tự nhiên và ván gỗ công nghiệp có nhiều sự khác biệt
Nguồn: Pinterest

Trên thực tế, gỗ ép công nghiệp và gỗ tự nhiên rất khác nhau về mặt tính chất. Tuy cả hai đều có được hiệu ứng bề mặt vân gỗ tự nhiên nhưng tính chất và cấu tạo thì hoàn toàn khác nhau. Nếu như gỗ tự nhiên là các sản phẩm được lấy từ gỗ thân cây gỗ lâu năm, thì gỗ ép công nghiệp là tổ hợp sản phẩm keo, hóa chất kết hợp với gỗ vụn tạo ra bề mặt gỗ. Hiện nay, vì tính chất thương mại nhiều loại gỗ ép công nghiệp đang rất được ưa chuộng sử dụng rộng rãi cho việc xây dựng, thiết kế kiến trúc.

Gỗ ép công nghiệp MDF

Sơn hiệu ứng Waldo-bề mặt gỗ công nghiệp MDF
Hình 3. Ván ép MDF đang được ưa chuộng dùng nhiều trên thị trường hiện nay
Nguồn: Sưu tầm

Gỗ ép MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard hay được hiểu đơn giản là ván sợi mật độ trung bình. Đây là sản phẩm đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay vì chi phí giá thành rất rẻ.

Gỗ ép MDF có bề mặt phẳng, mịn và thường có màu sắc đồng nhất cùng với màu vàng đậm của rơm. Ngoài ra, ván gỗ MDF có thể cung cấp đến 80 màu laminate và 200 mã màu melamine. Đây là sản phẩm có thể tạo ra nhiều bề mặt hiệu ứng gỗ như gỗ xoài, gỗ xoan đào, gỗ hương,…

Các loại ván ép MDF trên thị trường hiện nay như:

  • MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
  • MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
  • MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều.
  • MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng Veneer.
Hình 4. Ván MDF có nhiều màu sắc đa dạng
Nguồn:  Sưu tầm

Các tiêu chuẩn cần đạt của ván MDF

  • Tiêu chuẩn E2: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde cao nhất. Mặt hàng này chỉ được sản xuất nội địa và một số nước như Trung Phi, Đông Nam Á.
  • Tiêu chuẩn E1 đến E0: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde thấp hơn E2, được sản xuất và sử dụng ở các nước châu Á đang phát triển.
  • Tiêu chuẩn Carb P2: Là dòng sản phẩm cao cấp, rất ít formaldehyde. Đây là mặt hàng chủ yếu xuất sang Mỹ, EU.

Ưu và nhược điểm của gỗ ép công nghiệp MDF

Ưu điểm

  • Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất.
  • Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
  • Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác nhú Veneer, acrylic, melamine, laminate,…
  • Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh.
  • Thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
  • MDF có ưu điểm hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp sản phẩm có tuổi thọ bền lâu.
Hình 5. Ván MDF lõi xanh chống thấm và ván MDF thường là 2 loại sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay
Nguồn: Pinterest

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước kém.
  • Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên.
  • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
  • Độc hại với người sử dụng.

Đây là loại gỗ được ưa chuộng dùng nhiều trên thị trường với chi phí giá rẻ, đảm bảo chi phí sản xuất khi sử dụng loại ván trên cho nhiều sản phẩm nội thất. Nhiều hộ gia đình ưa chuộng các loại ván MDF để phục vụ nhiều nhu cầu trong gia đình.

Gỗ ép công nghiệp MFC

Hình 6. Các lớp cấu tạo của gỗ MFC
Nguồn: Pinterest

Gỗ ép MFC là viết tắt của từ Melamine Faced Chipboard được hiểu đơn giản là ván sợi mật độ trung bình. Gỗ MFC có cấu tạo bề mặt nhẵn, mịn, có độ dày khác nhau tạo nên bề mặt hiệu ứng gỗ tự nhiên phù hợp với nhiều đồ nội thất trong gia đình. Có 2 loại ván ép MFC thường thấy chính là ván MFC thường và ván MFC chống ẩm.

Gỗ ép MFC thường sẽ có khoảng 80 màu khác nhau, và thường là xuất hiện các mẫu gỗ ép MFC có lõi màu xanh có công dụng giúp chống ẩm cực tốt. Ván ép MFC có giá tầm trung trên thị trường và thường được sử dụng nhiều làm sản phẩm nội thất có khả năng chống ẩm tốt cho công trình dân dụng.

Sơn hiệu ứng Waldo-gỗ công nghiệp MFC
Hình 7. Ván gỗ MFC là sản phẩm có nhiều hệ màu đa dạng cho khách hàng dễ dàng lựa chọn
Nguồn: Pinterest

Gỗ ép MFC là sản phẩm của các vụn gỗ có tuổi thọ thấp, được xây nhỏ sau đó trộn keo hóa học ép thành từng tấm gỗ. Cuối cùng để bảo vệ bề mặt tránh bị trầy xước, sẽ phủ lên 1 lớp nhựa PVC hoặc giấy in vân gỗ.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ ép công nghiệp MFC

Ưu điểm

  • Bề mặt bền, chống trầy, chống cháy
  • Giá thành tốt hơn gỗ MDF
  • Màu đảm bảo đồng nhất khi sản xuất và gửi hàng cho khách hàng
  • Thời gian thi công nhanh
  • Thời gian sản xuất nhanh chóng
  • Lõi gỗ bám ốc vít tốt, tạo bề mặt bền hơn gỗ MDF
  • Màu sắc gỗ đa dạng và dễ dàng cho khách hàng lựa chọn
Sơn hiệu ứng Waldo-Bề mặt gỗ công nghiệp MFC
Hình 8. Gỗ MFC được ứng dụng dùng nhiều cho nội thất gia đình Việt hiện nay
Nguồn: Pinterest

Khuyết điểm

  • Cạnh hoàn thiện bằng nhựa PVC, nên tạo mí khá thô ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ sản phẩm
  • Hạn chế về độ dày bề mặt sản phẩm
  • Bề mặt hiệu ứng vân gỗ không tự nhiên, chỉ có thể theo khuôn

Gỗ ép công nghiệp HDF

Sơn hiệu ứng Waldo-gỗ công nghiệp HDF
Hình 9. Gỗ HDF phổ biến trên thị trường hiện nay
Nguồn: Pinterest

Gỗ ép HDF là tên viết tắt của gỗ High Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ cao. Đây là sản phẩm gỗ khác biệt so với 2 loại gỗ còn lại. Gỗ HDF là gỗ có thành phần chính là gỗ tự nhiên lên đến 85%, và được kết dính bằng các loại keo hóa học để tăng độ kết dính bề mặt gỗ. Màu sắc lõi gỗ thường là màu xanh hoặc màu trắng, phụ thuộc khá nhiều vào vật liệu đầu vào khi sử dụng.

Gỗ ép HDF có bề mặt phẳng, mịn và đặc biệt là rất cứng. Đây là hệ sản phẩm gỗ được ứng dụng nhiều làm các sản phẩm nội thất như: bàn, ghế, hoặc tủ,…Đây cũng là hệ gỗ đa dạng nhiều màu sắc, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn và sử dụng, và đặc biệt tạo nên bề mặt hiệu ứng gỗ tự nhiên.

Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF

Ưu điểm

  • Gỗ HDF có cấu tạo khá dày vì thế rất dễ có thể cách âm cho tường khi sử dụng.
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.
Hình 10. Gỗ HDF có nhiều ưu điểm khi sử dụng làm các sản phẩm nội thất
Nguồn: Pinterest

Nhược điểm

  • Khả năng chống thấm nước kém.
  • Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
  • Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người sử dụng.
  • Không chạm trổ được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên…

Ứng dụng thiết kế nội thất dùng gỗ MDF/MFC/HDF

Nội thất văn phòng

Sơn hiệu ứng Waldo-Sản phẩm gỗ ứng dụng cho văn phòng
Hình 11. Các sản phẩm gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng dùng nhiều trong nội thất văn phòng
Nguồn: Sưu tầm

Nếu bạn đang muốn xây dựng văn phòng theo phong cách thiết kế hiện đại nhưng với chi phí đầu tư không quá cao. Hãy nên suy nghĩ sử dụng các tủ, ghế,..bằng gỗ MDF với chi phí thấp nhưng chất lượng khá tốt, rất phù hợp để sử dụng thiết kế cho văn phòng làm việc thêm phần mộc mạc, sang trọng và hiện đại.

Sơn hiệu ứng Waldo-Sản phẩm gỗ ứng dụng cho văn phòng
Hình 12. Tổng thể không gian phòng họp thêm phần sang trọng, hiện đại hơn khi dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp
Nguồn: Pinterest

Ngoài ra các loại bàn làm việc của nhân viên có thể thay thế bằng gỗ MFC để tối ưu chi phí cao. Với bề mặt gỗ MFC có lớp nhựa PVC bảo vệ tránh các tác động trầy xước, chống thấm nhẹ, độ dày vừa phải phù hợp để dụng hồ sơ và tài liệu khi làm việc.

Nội thất Showroom

Sơn hiệu ứng Waldo-Các showroom sử dụng kệ gỗ trang trí
Hình 13. Kệ gỗ trang trí rất được ưa chuộng sử dụng trong các Showroom hiện nay
Nguồn: Pinterest

Showroom là không gian dùng để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm mới cho khách hàng đến xem. Vì thế, nhu cầu để có không gian để các mẫu sản phẩm rất cần thiết cho nhiều doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu đó của các doanh nghiệp, các loại kệ hoặc tủ trưng bày làm bằng gỗ MFC, MDF được ra đời và ứng dụng rộng rãi. 

Nội thất cho hộ gia đình

Sơn hiệu ứng Waldo-nội thất gỗ ứng dụng cho phòng khách
Hình 14. Thiết kế nội thất phòng khách thêm phần mộc mạc, nhưng không kém phần sang trọng
Nguồn: Pinterest

Nhiều hộ gia đình thường lựa chọn sử dụng các bàn, ghế, tủ đựng đồ bằng gỗ MDF, MFC để trưng bày cho không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn. Đây là các hệ sản phẩm nội thất có chi phí thấp, nhưng chất lượng bền, chống trầy xước và chống thấm nhẹ nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, đối với các khu vực phòng bếp, phòng tắm sẽ sử dụng các loại kệ, tủ,… bằng các loại gỗ HDF giúp chống thấm, trầy xước, chịu tác động ngoại lực cao.

Sơn hiệu ứng Waldo-Sản phẩm gỗ công nghiệp cho nhà vệ sinh
Hình 15. Các sản phẩm gỗ được dùng khá nhiều trong không gian phòng tắm và nhà vệ sinh
Nguồn: Pinterest

Nội thất khách sạn/ resort/ sales gallery

Sơn hiệu ứng Waldo-Sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp
Hình 16. Các sản phẩm nội thất từ gỗ chính là sản phẩm rất được sử dụng nhiều cho khách sạn, resort, sales gallery hiện nay
Nguồn: Sưu tầm

Đối với các hệ Dự án như khách sạn, resort, sales gallery sẽ thường sử dụng các sản phẩm tủ, bàn, kệ, sàn…bằng gỗ MDF hoặc HDF. Đây là các dòng vật liệu gỗ có chất lượng cao, chịu được độ tác động cao, chống thấm tốt. Và đặc biệt là dòng gỗ HDF tạo bề mặt hiệu ứng gỗ tự nhiên, tạo nên bề mặt không gian sử dụng gỗ HDF thêm phần mộc mạc, sang trọng, hiện đại nhưng tiết kiệm khá nhiều chi phí nếu sử dụng các loại gỗ tự nhiên.

Waldo là Đơn vị thi công Sơn hiệu ứng chuyên nghiệp & đáng tin cậy

Công Ty TNHH Waldo Textured Paint là công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sơn hiệu ứng chất lượng cùng đội ngũ thi công chuyên nghiệp và bộ phận quản lý dự án nhiều kinh nghiệm. Chất lượng vật liệu và thi công đã được minh chứng qua nhiều công trình lớn trên cả nước bởi các Chủ đầu tư, Công Ty Thiết kế và Nhà thầu uy tín tại Việt Nam trong suốt 6 năm qua.

Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đạt được sự hài lòng từ khách hàng, luôn không ngừng sáng tạo và nghiên cứu cho ra đời các dòng sơn hiệu ứng sang trọng nhất, bền bỉ nhất, đi cùng xu hướng của Thiết kế Thế giới, với mức giá tốt nhất cho người Việt Nam.

Xem thêm chi tiết về Hồ sơ năng lực của Chúng tôi để tìm hiểu về Waldo.
Xem thêm chi tiết giới thiệu về Sơn hiệu ứng Waldo.

Báo giá thi công Sơn hiệu ứng

Chúng tôi luôn nỗ lực cho ra đời sản phẩm tốt nhất, quy trình chuẩn nhất, với đơn giá phù hợp nhất để càng nhiều công trình sử dụng sơn hiệu ứng, Sàn hiệu ứng bê tông hoặc các loại sàn hiệu ứng đặc biệt giúp không gian sống và làm việc sang trọng, độc đáo, lâu bền với thời gian.
Liên hệ ngay với Waldo qua Hotline: 0909.250.368 để được báo giá nhanh chóng và hỗ trợ thông tin tận tình.

Công Ty TNHH Waldo Textured Paint
Địa chỉ: 239 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM.
Website: www.waldo.vn
Hotline: 0909.250.368
Email: [email protected]
Facebook: WALDO Textured Paint – Sơn hiệu ứng.