Sơn hiệu ứng "Rỉ sét" và "Gỉ sét". Viết từ nào cho đúng?

Sơn hiệu ứng “Rỉ sét” và “Gỉ sét”. Viết từ nào cho đúng?

Cả hai từ Rỉ sét và Gỉ sét đều được sử dụng phổ biến không có sự phân biệt khiến cho nhiều người nhầm lẫn không biết vật Rỉ sét hay Gỉ sét mới là đúng chính tả. Hôm nay Sơn hiệu ứng Waldo sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết này.

Nên gọi là Rỉ sét hay Gỉ sét?

* Theo trang Từ điển Tiếng Việt Soha:

Gỉ

Danh từ: chất do kim loại tác dụng với không khí ẩm tạo thành.

Ví dụ: Gỉ sắt

Động từ: bị biến thành gỉ

Ví dụ: Thép không gỉ

Ví dụ: Con dao gỉ

Sét (tra thêm):

Danh từ:

(Phương ngữ) gỉ sắt

Ví dụ: Cạo sét

Ví dụ: Bị sét ăn mòn

Rỉ

Động từ: chảy ra, thấm ra từng ít một qua kẽ hở hoặc lỗ thủng rất nhỏ.

Ví dụ: Nước rỉ qua chỗ rò.

Ví dụ: Vết thương rỉ máu.

Đồng nghĩa: ri rỉ

* (Khẩu ngữ) nói riêng rất nhỏ với người nào đó để người khác khỏi nghe thấy.

Ví dụ: Kề miệng nói rỉ vào tai bạn

* Theo bài viết “Vấn đề rỉ sét và chất tẩy rỉ sắt thép tại Việt Nam” của công ty IMTC Việt Nam định nghĩa:

Rỉ sét là một chất màu nâu đỏ được tạo thành trên bề mặt của sắt khi sắt phơi ra ngoài không khí ẩm ướt. Thuật ngữ rỉ sét được sử dụng cho rỉ sắt, là thứ rỉ gồm chủ yếu là oxit sắt ngậm nước. Rỉ sắt vừa xốp, vừa mềm giống như bọt biển. Một mảnh sắt bị rỉ hoàn toàn sẽ tăng thể tích khoảng 8 lần.

Một mảnh sắt rỉ có trạng thái như bọt biển sẽ dễ dàng hấp thụ nước và nhanh chóng bị rã nát. Rỉ sét được tạo thành bởi sự kết hợp giữa oxi trong không khí với sắt trong một quá trình gọi là oxit hóa. Sự rỉ sét làm kim loại yếu đi. Sự tiếp xúc lâu dài với không khí và độ ẩm cũng làm cho các đinh bị rỉ sétlỗ rỉ được hình thành trên bề mặt tấm sắt”.

* Trích theo báo Tuổi trẻ:

Danh từ gỉ có nghĩa là “chất do kim loại tác dụng với không khí ẩm tạo thành, ví dụ: gỉ sắt”. Còn trong trường hợp được sử dụng trong hai tiêu đề báo thì nó là một động từ có nghĩa là “bị biến thành gỉ, ví dụ: sắt gỉ”.

Còn rỉ cũng có cùng nghĩa như gỉ, nghĩa là sử dụng từ nào cũng đúng cả.

Về phương diện phát âm, với người thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ thì cả hai âm đầu “r” và “gi” đều phát âm đồng nhất với nhau là /z/, nên cả “gỉ” và “rỉ” đều được phát âm là [zi].

Còn với cư dân thuộc vùng phương ngữ Trung Bộ thì phát âm hai từ trên có phân biệt khác nhau: “gỉ” phát âm thành [zi] (như phương ngữ Bắc Bộ) và “rỉ” phát âm thành [i] (phụ âm đầu quặt lưỡi, không tồn tại trong hệ thống phương ngữ Bắc Bộ).

Nói cách khác, dù viết “dỉ-gỉ-rỉ” thì cư dân Bắc Bộ đều phát âm thành “dỉ”, còn cư dân Trung Bộ thì phân biệt rõ “gỉ-rỉ” (/z-/) khi phát âm.

Ngoài ra, hai từ này khác nhau do tiến trình phát âm giữa các vùng miền, đây còn là ví dụ cho hiện tượng cặp từ lưỡng khả trong từ vựng tiếng Việt. Hiện tượng lưỡng khả có thể diễn ra do trong cặp từ đồng thời được sử dụng có một từ thuộc loại khẩu ngữ, phương ngữ, thông tục, văn chương, trang trọng, kiểu cách, từ cũ, ít dùng…

Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp trong cặp từ lưỡng khả không thể xác định được từ nào thuộc các phong cách, sắc thái tu từ, phạm vi sử dụng nêu trên, mà cả hai từ đều được sử dụng tương đương nhau.

Vậy tóm lại, chúng ta có thể nói là vết gỉ, vết rỉ, gỉ sắt hay rỉ sét… đều đúng.

Tài liệu tham khảo: 

1. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học.

2. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Tham khảo bài viết “Gỉ sét và rỉ sét, gí và dí, viết chữ nào cho đúng?” trích từ báo Tuổi trẻ.

3. Định nghĩa “rỉ”, “gỉ” và “sét” tra từ từ điển Tiếng Việt Soha.

4. Tham khảo bài viết ““Vấn đề rỉ sét và chất tẩy rỉ sắt thép tại Việt Nam” của công ty IMTC Việt Nam.

Nếu bạn đọc quan tâm về dòng sản phẩm Sơn hiệu ứng rỉ sét Patina gốc nước, an toàn cho người thi công cũng như người sử dụng tại Sơn hiệu ứng Waldo, hãy tham khảo thêm Tại đây.

Sơn hiệu ứng Waldo rất hân hạnh được tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng trong việc tìm kiếm lựa chọn mẫu Sơn hiệu ứng phù hợp nhất với công trình của mình; cũng như báo giá và thi công trọn gói. Chúng tôi nỗ lực hơn mỗi ngày với mong muốn được góp phần tô điểm và nâng tầm nhiều không gian sống, làm việc trên đất nước Việt Nam trở nên sang trọng, độc đáo và Bền bỉ cùng thời gian, thông qua các dòng Sơn hiệu ứng đặc biệt.
Tham khảo thêm về Catalog và Bảng màu các sản phẩm Sơn hiệu ứng Waldo.

Thông tin liên hệ

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn – dù là Nhà thiết kế, Chủ nhà hay Nhà thầu – hiểu rõ hơn bản chất kỹ thuật và thẩm mỹ của sơn sơn hiệu ứng, cũng như cách lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp.

Hãy để Waldo đồng hành cùng bạn tạo nên những không gian mang đậm dấu ấn cá nhân – sống động, tinh tế và trường tồn theo thời gian.

📍 Công Ty TNHH Waldo Textured Paint

🏠 Địa chỉ: 413/22 Lê Văn Quới, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP.HCM

🌐 Website: www.waldo.vn

📞 Hotline: 0909.250.368

📩 Email: [email protected]

📘 Facebook: WALDO Textured Paint – Sơn hiệu ứng

🎵 TikTok: @sonhieuungwaldo