Sơn chống thấm: Khái niệm, phân loại và quy trình thi công
Khí hậu Việt Nam vốn ẩm thấp và mưa nhiều nên việc chống thấm cho công trình xây dựng rất cần thiết. Đây cũng là lý do khiến các loại vật liệu dùng để chống thấm như cửa, trần hay sơn được quan tâm. Trong đó, sơn chống thấm nhận được sự chú ý không nhỏ vì các tác dụng nó mang lại. Theo dõi bài sau của Waldo để biết cách phân loại dòng sơn này.
Tìm hiểu về sơn chống thấm
Với những ai thắc mắc thì đây là một hợp chất sơn nước có tác dụng bao phủ bề mặt tường nhà. Nó tạo nên một lớp màng bảo vệ ngăn không cho nấm mốc và hơi nước tiếp xúc với tường. Từ đó giúp cho các bờ tường trong căn nhà của bạn không bị thấm nước và mọc rong rêu.
Loại sơn này là tấm chắn bảo vệ tường và góp phần gia tăng tuổi thọ cho bề mặt thi công. Phủ sơn ngay từ giai đoạn đầu của công trình sẽ giúp tường nhà bạn luôn sáng bóng và giữ vững kết cấu. Đồng thời nó còn giúp gia chủ tránh được các chi phí sửa chữa tường do bong tróc, thấm dột về sau.
Sơn chống thấm được chia thành mấy loại?
Chính vì nhu cầu sử dụng cao nên sơn dùng để chống thấm được chia thành nhiều loại khác nhau. Người dùng có thể phân loại dòng sơn này dựa theo hai tiêu chí dưới đây:
Nguồn gốc sơn
Việc nắm bắt được nguồn gốc sơn sẽ giúp người dùng biết được loại nào hợp với tường nhà của mình. Hiện sơn được chia thành 4 loại với các gốc như:
Gốc xi măng
Đây là loại được sử dụng rộng rãi do có khả năng chống thấm cao và độ bám dính tốt trên bề mặt. Sơn cũng rất an toàn với người dùng và có thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, loại này có nhược điểm là không chịu được rung lắc do gốc xi măng không có độ đàn hồi.
Gốc Bitum Polymer
Sơn gốc Bitum Polymer có ưu điểm là quá trình thi công nhanh chóng và không kén bề mặt bao phủ. Thế nhưng sơn lại có độ bền và tuổi thọ kém hơn các dòng khác nên không được dùng nhiều.
Gốc Silicate
Sơn gốc Silicate dạng thẩm thấu có điểm cộng là độ bám dính tốt, độ bền cao và dễ dàng pha trộn. Loại này còn rất đa năng trong việc xử lý sự cố chống thấm cho tường nhà. Điểm trừ duy nhất của sơn Silicate là giá thành của nó tương đối cao.
Gốc PU-Polyurethane
Sơn gốc PU-Polyurethane có khả năng chống thấm và kháng tia UV từ ánh sáng mặt trời rất tốt. Độ bám dính, độ bền và tính đàn hồi của dòng sơn này cũng tốt hơn so với các dòng khác. Tuy nhiên, tương tự như sơn gốc Silicate thì sơn PU-Polyurethane cũng có giá bán ở mức cao.
Phân loại sơn theo vị trí thi công
Bên cạnh việc phân chia dựa vào nguồn gốc thì bạn còn có thể phân loại sơn theo vị trí thi công. Dưới đây là đặc điểm của hai loại sơn chống thấm được sử dụng cho trong nhà và ngoài trời.
Trong nhà
Sơn dùng chống thấm trong nhà sẽ được pha với tỷ lệ khác so với sơn dùng ở ngoài trời. Nó có tác dụng tạo lớp bảo vệ tường, trần nhà khỏi sự xâm nhập của nước và hơi ẩm. Từ đó tránh cho các thành phần này tàn phá cấu trúc của tường và làm hư hại đến công trình.
Ngoài trời
Sơn dùng cho chống thấm ngoài trời phải đảm bảo khả năng chống chịu được với nước mưa và nấm mốc. Bên cạnh đó, nó còn phải có tác dụng chống bụi, chống ăn mòn và chống rạn nứt tốt. Nhờ vậy mà công trình sẽ tránh được tình trạng bị rạn nứt, mọc rêu sau 1 thời gian xây dựng.
Đơn vị nào nhận thi công sơn chống thấm trọn gói?
Waldo hiện là một trong những đơn vị dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sơn chống thấm. Công ty sở hữu đội ngũ thợ sơn có tay nghề giỏi và nắm rõ quy trình phủ sơn. Waldo đã từng hợp tác và hoàn thiện cho nhiều dự án lớn như Resort Novahill Mũi Né, Phan Thiết, Hồ Tràm (Novaland), khối khách sạn, văn phòng, ngân hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới,…
Quy trình thi công chống thấm tại Waldo
Đơn vị luôn sử dụng nhiều vật tư và trang thiết bị hiện đại để thi công chống thấm cho công trình. Khách có thể liên hệ đến số điện thoại 0909.250.368 để tìm hiểu về dịch vụ. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các bước trong quy trình phủ sơn dưới đây:
- Bước 1: Thợ sơn sẽ làm sạch và làm phẳng bề mặt cần được chống thấm bằng vải sạch hoặc giấy nám. Đây là bước giúp tránh cho tường có khe hở hay khoảng không dễ bị thấm dột.
- Bước 2: Đơn vị sẽ thi công phủ lên mặt tường 1 lớp sơn lót và chờ khô 4 tiếng rồi tiếp tục phủ lớp thứ hai. Việc phủ sơn lót có tác dụng giúp sơn dùng chống thấm cho tường lên màu đẹp hơn.
- Bước 3: Thợ sơn tiến hành pha và phủ từ 2 đến 3 lớp sơn trên bề mặt tường hoặc trần cần chống thấm. Lớp sơn trước cần cách lớp sau từ 4 đến 6 tiếng cho khô và không tạo vết nứt trên tường.
Điều cần lưu ý khi dùng sơn để chống thấm cho công trình
Khi dùng sơn lót bạn nên chọn loại sơn có màu trắng và phủ lên bề mặt tường với độ dày vừa phải. Ngoài ra, thời điểm thi công chống thấm nên vào ngày có thời tiết khô ráo và có nắng. Nhiệt độ từ ánh nắng sẽ giúp cho các lớp sơn nhanh khô và lên màu đẹp hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị độc giả hiểu được phần nào về sơn chống thấm cùng cách phân loại nó. Truy cập trang Waldo nếu bạn có thắc mắc về dòng sơn này và cần được đơn vị giải đáp.
Waldo là Đơn vị thi công Sơn hiệu ứng chuyên nghiệp & đáng tin cậy
Công Ty TNHH Waldo Textured Paint là công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sơn hiệu ứng chất lượng cùng đội ngũ thi công chuyên nghiệp và bộ phận quản lý dự án nhiều kinh nghiệm. Chất lượng vật liệu và thi công đã được minh chứng qua nhiều công trình lớn trên cả nước bởi các Chủ đầu tư, Công Ty Thiết kế và Nhà thầu uy tín tại Việt Nam trong suốt 6 năm qua.
Xem thêm chi tiết về Hồ sơ năng lực của Chúng tôi để tìm hiểu về Waldo.
Xem thêm chi tiết giới thiệu về Sơn hiệu ứng Waldo.
Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH Waldo Textured Paint
Địa chỉ: 239 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM.
Website: www.waldo.vn
Hotline: 0909 250 368
Email: [email protected]
Facebook: Sơn Hiệu Ứng WALDO